Địa lý Borneo

Núi Kinabalu tại Đông Malaysia là đỉnh cao nhất trên đảo[5]

Bao quanh Borneo là Biển Đông ở phía bắc và đông bắc, biển Sulu ở phía đông bắc, biển Celebeseo biển Makassar ở phía đông, biển Javaeo biển Karimata ở phía nam. Xa về phía tây của Borneo là bán đảo Mã Lai và đảo Sumatra, về phía nam là đảo Java, về phía đông là đảo Sulawesi, về phía đông bắc là quần đảo Philippines. Borneo có diện tích 743.330 km², là đảo lớn thứ ba thế giới và lớn nhất châu Á. Đỉnh cao nhất của Borneo là núi Kinabalu tại Sabah, Malaysia, với độ cao 4.095 m.[5] Trước khi mực nước biển dâng lên vào cuối kỷ Băng hà cuối cùng, Borneo là bộ phận của đại lục châu Á, cùng với JavaSumatra tạo thành phần đất cao của một bán đảo kéo dài về phía đông từ bán đảo Trung Ấn ngày nay. Các vùng nước sâu hơn chia tách Borneo khỏi Sulawesi lân cận nên không có liên kết lục địa giữa hai đảo, tạo nên sự phân chia được gọi là đường Wallace giữa các vùng sinh vật châu Á và Australia-New Guinea.[6][7]

Sông Kapuas tại Indonesia là sông dài nhất của Borneo với khoảng 1.000 km.[8]

Hệ thống sông dài nhất của Borneo là Kapuas tại Tây Kalimantan, với chiều dài 1.000 km.[8] Các sông lớn khác gồm có Mahakam tại Đông Kalimantan (920 km),[9] Barito tại Nam Kalimantan (900 km),[10] Rajang tại Sarawak (565 km)[11]Kinabatangan tại Sabah (560 km).[12] Borneo có các hệ thống hang động quan trọng, tại Sarawak có hang Clearwater với một sông ngầm thuộc nhóm dài nhất thế giới còn hang Deer là nơi trú ngụ của hơn ba triệu con dơi, phân dơi tích tụ sâu hơn 100 m.[13] Hang Gomantong tại Sabah được mệnh danh là "hang con gián" do có hàng triệu con gián trong hang.[14][15] Vườn quốc gia Gunung Mulu tại Sarawak và Vùng đá vôi Sangkulirang-Mangkalihat tại Đông Kalimantan là các khu vực đá vôi với hàng nghìn hang động nhỏ.[16]

Sinh thái

Đười ươi Borneo là một loài cực kỳ nguy cấp, một loài đặc hữu của đảo

Rừng mưa Borneo được ước tính có niên đại khoảng 140 triệu năm, vì vậy nó là một trong các rừng mưa cổ nhất trên thế giới.[17] Đây là trung tâm của sự tiến hoá và phân tán của nhiều loài động thực vật đặc hữu, và rừng mưa là một trong số ít môi trường sống tự nhiên còn lại của loài đười ươi Borneo đang gặp nguy hiểm. Đây cũng là một nơi trú ẩn quan trọng của nhiều loài động vật rừng đặc hữu, bao gồm voi Borneo, tê giác Borneo, báo gấm Borneo, cầy cọ hosedơi quả dayak.[18][19]Rừng đầm lầy than bùn chiếm toàn bộ đường bờ biển của Borneo.[20] Đất tại đầm lầy than bùn tương đối phì nhiêu, là nơi sinh sống của nhiều loài chim như cành cạch mỏ móc, hồng hoàng mũ cáttê điểu.[21] Borneo có khoảng 15.000 loài thực vật có hoa, với 3.000 loài cây (267 loài thuộc họ Dầu), 221 loài thú cạn và 420 loài chim không di trú.[22] Borneo có 440 loài cá nước ngọt (tương đương Sumatra và Java cộng lại).[23] Năm 2010, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cho biết rằng đã khám phá được 123 loài tại Borneo từ khi thoả thuận "Heart of Borneo" được ký kết vào năm 2007.[24]

WWF phân Borneo thành bảy khu sinh thái riêng biệt, hầu hết là các khu vùng thấp:[25][26][27]

  • Rừng mưa vùng thấp Borneo bao trùm hầu hết đảo, có diện tích 427.500 km²;
  • Rừng đầm lầy than bùn Borneo;
  • Kerangas hay rừng thạch nam Sundaland;
  • Rừng đầm lầy nước ngọt Tây Nam Borneo;
  • Rừng đước cạn Sunda.
  • Rừng mưa vùng núi Borneo nằm tại vùng cao trung tâm của đảo, ở độ cao trên 1.000 m.
  • Đồng cỏ, xa van và cây bụi nhiệt đới và cận nhiệt đới tại Nam Kalimantan.

Những nơi cao nhất trên núi Kinabalu có đồng cỏ núi cao Kinabalu, đó là một vùng cây bụi núi cao nổi tiếng với nhiều loài đặc hữu, trong đó có nhiều loài lan.

Bảo tồn

Đường dùng cho hoạt động khai thác gỗ tại Đông Kalimantan, Indonesia

Đảo Borneo từng được rừng bao phủ rộng khắp, song diện tích rừng đang giảm thiểu do hoạt động khai thác dữ dội của các công ty gỗ Indonesia và Malaysia, đặc biệt là trước nhu cầu lớn về nguyên liệu thô từ các quốc gia công nghiệp cùng với việc chuyển đổi đất rừng sang mục đích nông nghiệp quy mô lớn.[25] Một nửa lượng gỗ nhiệt đới của thế giới đến từ Borneo. Các đồn điền cọ dầu được phát triển rộng khắp và nhanh chóng xâm lấn các mảnh rừng nguyên sinh cuối cùng.[28] Các vụ cháy rừng bắt nguồn từ việc cư dân địa phương phát quang rừng để lập đồn điền, cùng với mùa El Niño khô bất thường khiến diện tích rừng bị mất hàng năm càng lớn hơn.[29] Trong các vụ cháy này, điểm nóng có thể thấy được trên ảnh vệ tinh, kết quả là khói mù thường xuyên ảnh hưởng đến Brunei, Indonesia, Malaysia và Singapore. Khói mù cũng có thể lan đến miền nam Thái Lan, Campuchia, Việt NamPhilippines như vào năm 2015.[30]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Borneo http://epress.anu.edu.au/austronesians/austronesia... http://www.bt.com.bn/2013/03/07/sabah-and-sulu-cla... http://www.bt.com.bn/life/2008/09/07/loss_of_labua... http://apb.ubd.edu.bn/wp-content/uploads/2016/09/T... http://www.starfish.ch/dive/Wallacea.html http://www.gdfao.gov.cn/english/relationship/fcp/2... http://www.fullbooks.com/Wanderings-Among-South-Se... http://www.iht.com/articles/2007/11/09/opinion/edh... http://www.insightnewstv.com/d54 http://www.latimes.com/world/asia/la-fg-great-haze...